Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Vì sao những phụ nữ có kinh không đều lại khó có thai?

Tế bào trứng đã chín chỉ khi gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng mới có thể thụ thai, dần dần phát triển thành thai nhi. Vì vậy điều kiện tiên quyết của việc sinh con là:
- Tế bào trứng trong buồng trứng đến kỳ phải chín.
- Tinh hoàn của nam phải sinh ra các tinh trùng có thể hoạt động, tức là sau khi phóng vào âm đạo của phụ nữ nó phải thụ tinh được với trứng.
- Ống dẫn trứng phải thông suốt.
- Nội mạc tử cung bình thường.
Kinh nguyệt không đều chứng tỏ trở ngại công năng buồng trứng ở thời kỳ nguyên phát hoặc đã kéo dài, hoặc có dị thường nội mạc tử cung. Trở ngại công năng buồng trứng thường thấy là trở ngại của phát dục bào trứng hoặc trứng chín, trứng không rụng hoặc rụng ít. Những biểu hiện tiên quyết kể trên dẫn đến khó có thai.



đọc thêm: Ufrivillig barnløshet
http://www.apotek1.no/raadogtjenester/raad/intim-og-underliv/ufrivillig-barnloshet



Món canh điều hòa kinh nguyệt

Một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng tìm tới phòng kế hoạch hóa gia đình là “đèn đỏ” của các bà vợ phập phù khiến vợ chồng họ bị “vỡ kế hoạch”.
Nếu cứ tìm đến bác sĩ sản khoa nhiều để “giải quyết”, sức khỏe của phụ nữ sẽ giảm kéo theo ham muốn gần chồng cũng mất dần. Vậy thì phải làm như thế nào?
Ngoài việc uống thuốc, ăn uống cũng có thể giúp kinh nguyệt của bạn điều hòa và như thế, tình trạng “vỡ kế hoạch” cũng không xảy ra.

Hãy tham khảo và áp dụng một trong các món canh dưới đây:

Canh thịt lợn nấu ngó sen:

Thịt nạc thăn 200g, ngón sen 300g, nước, gia vị đủ dùng. Thịt lợn, ngó sen rửa sạch, thái miếng. Phi thơm hành mỡ rồi đổ thịt nạc vào xào qua, sau đó cho ngó sen vào rồi đổ nước sâm sấp đun chín nhừ, nêm gia vị, bột ngọt ăn ngày 1 lần, ăn liên tục trong vòng 1 tuần. Món canh này có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Những người có hành kinh dài ngày nên sử dụng món ăn này.


Canh thịt dê nấu với câu kỷ tử, đương quy:
Thịt dê 200g; câu kỷ tử, đương quy 20g; gia vị, nước đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, câu kỷ tử, đương quy rửa sạch. Cho cả 3 thứ trên vào nồi nấu chín nhừ, nêm gia vị, ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày một lần. Món canh này có tác dụng điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều.

Canh mộc nhĩ nấu đường đỏ:
Mộc nhĩ 20g, đường đỏ 40g, nước đủ dùng. Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi rửa sạch, thái nhỏ. Cho mộc nhĩ, đường đỏ vào nồi, đổ nước, đun 20 phút là dùng được, ăn cả nước và cái, liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Mộc nhĩ vị ngọt, tính bình có tác dụng nhuận phế, bổ não và thần kinh, hoạt huyết. Chữa các bệnh ra khí hư, tăng huyết áp. Đường đỏ vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ tỳ dưỡng gan, bổ huyết hoạt huyết. Chữa các bệnh ho, đau bụng sau sinh, thống kinh, bế kinh.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Rối loạn kinh nguyệt - những điều cần biết

(Dân trí) - Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh.
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.


Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?

Không hoàn toàn như vậy. Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Lan Thu
Theo Eva.ru
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Những điều 'kiêng' trong kỳ kinh nguyệt


Việc đấm lưng sẽ gây đau thêm và tổn hại cho tử cung. Ngoài ra, nhổ răng, khám sức khoẻ, hò hát, ăn mặn... cũng là việc không nên làm khi đang "thấy tháng".

Các chuyên gia sức khoẻ khuyên nên tránh những hoạt động sau trong thời gian hành kinh:
Đấm lưng
Khi đau lưng, mỏi chân, chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi, nhưng khi “đèn đỏ” mà làm vậy lại không tốt chút nào. Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng, bạn đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu. Nếu như đấm lưng lúc này, bạn sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng cảm giác đau. Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ hành kinh.

Khám sức khỏe
Thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ vì lúc này khó có được số liệu chính xác do ảnh hưởng của hoóc môn.

Nhổ răng
Trước khi nhổ răng, rất nhiều bác sĩ nha khoa sẽ hỏi có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không. Bởi nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân là do “đèn đỏ”, nội mạc tử cung giải phóng rất nhiều chất kích hoạt, albumin có tác dụng đông máu bị hòa tan, số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông máu giảm.

Dùng sữa tắm vệ sinh "vùng kín"
Trong thời gian hành kinh, “chỗ ấy” thường có mùi khác lạ nên bạn thường xuyên tắm rửa. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín thường xuyên, bạn dễ bị ngứa ngáy. Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ” lại nghiêng về tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra viêm nhiễm. Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chỗ ấy”, tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh.

Uống rượu

Cũng do ảnh hưởng của hoóc môn mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi, khiến người đang “đèn đỏ” dễ bị say. Trong thời gian này, việc uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường.

Hò hát
Nếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ “đèn đỏ”, bạn có thể bị mất giọng, tiếng nói trở nên khàn đục, thậm chí dây thanh bị thương tổn vĩnh viễn. Nguyên nhân là do lượng máu được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố. Các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo: phụ nữ trước khi có “đèn đỏ” hai ngày không nên cao giọng hát karaoke trong thời gian quá lâu.

Ăn quá mặn
Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều, khiến bạn đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.

Ăn uống đồ lạnh

Thức ăn, đồ uống lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.

Uống trà đặc, cà phê
Trong những loại đồ uống này hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều.

Ăn món rán
Thực phẩm rán cũng là một kiêng kỵ của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da. Chất dầu tăng tiết trong thời kỳ này khiến da nổi mụn, lở loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên trong khi hành kinh, bạn không nên quan hệ tình dục, mặc quần bó, tập nặng, tắm bồn.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét